Cách chăm sóc lan hồ điệp – sao cho đúng?
Chăm sóc lan hồ điệp trong lúc trồng hay lúc ra hoa là một điều hết sức phải lưu ý đối với những người yêu hoa. Lan hồ điệp trắng nói riêng và các giống lan hồ điệp nói chung có cách chăm sóc tương tự nhau và đều tuân thủ một số quy trình nghiêm ngặt bởi nếu không chăm sóc lan hồ điệp cẩn thận hoặc không đúng cách sẽ làm cây chậm lớn, lâu ra hoa,… trong bài viết này, Hoa Tươi 360 xin giới thiệu một số kĩ thuật trồng và chăm sóc lan hồ điệp – loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng hoa lan.
mục lục
Cách chăm sóc lan hồ điệp - sao cho đúng??
Một số điều cần biết khi chăm sóc lan hồ điệp
Để tạo cho ngôi nhà bạn một không gian tươi mới, thoáng mát nhiều màu sắc hơn, nhiều người đã lựa chọn lan hồ điệp để chơi và trang trí cho khu vườn ngôi nhà mình. Lan hồ điệp được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài lan”, mang vẻ đẹp cao sang, tinh tế, quý phái và tao nhã. Cái đẹp của lan hồ điệp có thể thu hút bất cứ ai, từ những người trẻ thích rực rỡ nổi bật, những người chuộng sự đằm thắm, hay người tinh tế nhẹ nhàng.
Chăm sóc lan hồ điệp cần lưu ý gì??
Lan hồ điệp là một trong những loài hoa quý phái, lộng lẫy và sang trọng cho mọi không gian. Nếu biết cách chăm sóc lan hồ điệp sẽ nở rất lâu tàn, có thể kéo dài đợt hoa từ 3-4 tháng, thậm chí 6 tháng. Và sau khi hoa tàn, nếu được chăm sóc lan hồ điệp tốt thì lan hồ điệp sẽ khỏe mạnh và sớm ra đợt hoa mới.
Cân bằng yếu tố môi trường khi chăm sóc lan hồ diệp
Trồng lan hồ điệp cần phải lưu ý đến các vấn đề về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Vì đây là loài cần ánh sáng để phát triển tốt.
Những chậu lan khi mua về trưng bày trong nhà nên được để ở nơi có ánh sáng vừa phải như: vị trí ở gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo,… Phải chú ý, tuyệt đối không được để chậu lan dưới ánh nắng trực tiếp, vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn,… Ánh sáng lý tưởng cho lan hồ điệp phát triển tốt chính là ánh mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cách chăm sóc lan hồ điệp
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độ C. Nhiệt độ tốt nhất cho hoa là ở 21-32 độ C. Trong suốt mùa thu, cần duy trì nhiệt độ dưới 16 độ C để kích thích lan hồ điệp ra hoa liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Việc làm này sẽ giúp lan tránh được hiện tượng rụng nụ khi có sự thay đổi bất thường về nhiệt độ.
Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn cần cung cấp nước cho cây và môi trường xung quanh xung quanh chậu trồng. Ngược lại, nếu ẩm độ cao hơn mức quy định cần chú ý tăng độ thông thoáng cho cây lan hồ điệp.
Độ ẩm cũng là yếu tố cần chú ý khi chăm sóc hoa lan hồ điệp
Lưu ý chất dinh dưỡng khi chăm sóc lan hồ điệp
Việc tưới nước cho lan hồ điệp là việc làm quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Tùy vào từng mùa và điều kiện của môi trường mà cây có nhu cầu nước khác nhau, do đó lượng nước tưới cho cây phải phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.
Đối với việc chăm sóc lan hồ điệp phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nên sử dụng những loại phân bón có công thức ổn định như NPK 14-14-14, 20-20-20,… đây là các loại phân rất tốt cho cây. Cây đang ra hoa thì sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn (NPK 10-30-20). Suốt những tháng mùa đông cây sẽ sử dụng ít hơn nên cần giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng. Chú ý là luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân và tránh bón lên cây lá làm cho chậu lan bị cháy lá.
Bón phân đúng cách cho hoa lan
Sự thông thoáng giúp chăm sóc lan hồ điệp dễ dàng hơn
So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan hồ điệp là việc làm tối cần thiết. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh thối rữa và nhiều lọai vi nấm thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh cũng sẽ dễ làm cho cây mất nước. Do đó, cần chú ý điều chỉnh độ thoáng gió vừa phải, giữ cho lá của lan hồ điệp luôn khô ráo là ổn, việc này phụ thuộc vào vị trí đặt chậu lan hồ điệp và không gian quanh chậu.
Phòng ngừa sâu bệnh khi chăm sóc hoa lan
Cần chú ý tình trạng sức khỏe chậu lan vì đôi lúc hồ điệp cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp đỏ, ốc sên… Khi những con sâu hại này bám vào lá cần phải loại bỏ chúng bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại để loại bỏ chúng nếu tình trạng cây lan hồ điệp bị xâm hại quá nặng.
Chăm sóc lan hồ điệp phải thật kì công
Đối với các loài vi nấm sẽ khó diệt trừ hơn, do đó luôn chú ý vệ sinh chậu trồng, lá cây và đảm bảo môi trường thông thoáng cho lan hồ điệp để phòng ngừa vi nấm xuất hiện. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ phần hư hại và tiến hành thay chậu mới. Trước khi thay phải nhớ vệ sinh chậu trồng và chuẩn bị chất trồng mới cho lan. Sau đó để cây ở nơi có ánh sáng yếu như: hiên nhà, dưới tán cây hoặc để cây dưới mái che có ánh sáng 70% để cây có thời gian hồi sức.
Diệt sâu bệnh khi trồng lan hồ điệp giúp cây phát triển
Bài viết này của Hoa lan 360 chia sẻ về cách trồng và chăm sóc hoa lan hồ điệp. Nếu bạn chăm sóc đúng theo gợi ý trên, những chậu lan hồ điệp đẹp mê lòng người sẽ là một điều hiển nhiên mà không cần phải ao ước! hy vọng kiến thức mang đến nhiều điều bổ ích cho bạn. Hoa lan 360 là một địa chỉ chuyên cung cấp hoa lan với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp trắng, hoa lan hồ điệp tím, hồ điệp mini, hồ điệp giống.... Nếu bạn muốn tự trồng tại nhà mà chưa tìm được nguồn giống uy tín, thì hoalan360.com là một địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng được.
>>Tham khảo thêm: