Trồng hồng chậu trang trí không gian sống của bạn

 Với sắc hoa đa dạng, độ bền cao và mang nhiều thông điệp ý nghĩa, những chậu Hồng không chỉ dùng để trang trí không gian sống mà còn là món quà hoàn hảo giúp bạn gửi những tình cảm tốt đẹp đến người mình yêu thương. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết này, bạn sẽ cảm nhận được những điều tuyệt đẹp nhất ẩn giấu đằng sau những chậu Hồng và chọn cho mình cách trồng những chậu Hồng xinh nhất nhé.

 

trồng hồng chậu đẹp

Cách trồng hoa hồng trong chậu

Chuẩn bị:

– Chậu: Chậu trồng có đường kính khoảng 35cm, cao 30cm là phù hợp nhất để trồng hoa hồng giúp cây vừa thoát nước tốt và cũng giúp phát triển bộ rễ đầy đủ.

chuẩn bị chậu trồng hoa

chuẩn bị chậu trồng hoa

– Đất: trộn chung đất Tribat và đất trồng Sông Gianh. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bằng các loại đất trồng khác dễ kiếm, miễn sao đảm bảo đủ 3 điều kiện: tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Đất Tribat mịn, nhẹ, tơi xốp; có thành phần chính là xơ dừa trộn với các chất dinh dưỡng. Do vậy, thành phần dinh dưỡng không cao vì sau một vài lần tưới nước, chất dinh dưỡng sẽ trôi đi hết.

Đất Sông Gianh thì phù hợp với những cây khỏe và ưa nước vì lượng đất sét trong đất khá nhiều. Tuy vậy, đất Sông Gianh chứa nhiều chất dinh dưỡng vì trộn nhiều trấu hun.

– Phân bón: phân NPK hoặc phân vi sinh

– Cây giống

Cách thức thực hiện

– Cho một lớp than hoa rồi đến xơ dừa to ở dưới đáy chậu. Lớp này giúp tạo độ thoáng làm thoát nước nhanh khi tưới, nhưng lớp xơ dừa giữ nước ở đáy chậu giúp cây vượt qua được mùa hè nắng nóng.

– Trộn đều đất Tribat và đất Sông Gianh theo tỉ lệ khoảng 50:50. Lúc này, bạn cũng trộn luôn phân bón với tỉ lệ khoảng 1/4 – 1/3 so với đất trồng. Các bạn nên chú ý đảo đều tay sao cho đất càng đều càng tốt. Muốn đất xốp hơn, bạn cũng có thể trộn thêm trấu để cây phát triển nhanh hơn.

– Lớp đất đầu tiên cho vào chậu, bạn nên ấn tay để lớp đất được chặt. Lớp đất thứ hai chỉ cần cho vun vào chậu.

– Trồng cây vào chậu và đổ thêm đất vào sao làm cho bao chùm toàn bộ rễ. Lớp đất cao cách miệng chậu khoảng 4-5cm là phù hợp.

– Sau khi trồng xong, bạn có thể bón thuốc kích rễ. Khi bón thuốc nên chú ý đọc hướng dẫn để biết liều lượng phù hợp cũng như bón xa gốc khiến cây không bị xót.

– Khi cây còn quá bé, chỉ tưới thật đẫm lần đầu rồi chờ khoảng vài ba tuần, cho khi thấy đất thật khô rồi mới tưới tiếp. Nếu đất quá ẩm, cây dễ bị úng và không ra rễ.

– Để cây ra góc thoáng và chỗ có nắng vừa phải.

Cách trồng hoa hồng chậu

Lưu ý khi trồng và cách chăm sóc hồng chậu

Thường xuyên cắt bỏ đi lá hoa hư. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới. Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Lúc cắt thì phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra những chồi mới. Trong quá trình chăm sóc, chú ý tỉa bớt những nhánh xấu để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa cho nhánh khỏe.

Cắt cành hoa hồng

Cắt cành hoa Hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa Hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao bén để cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi. Còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để ngắm rồi.

Chăm sóc hồng chậu ra hoa đều

Chăm sóc hồng chậu ra hoa đều

Các loại bệnh thường gặp ở hồng chậu

  Sâu bệnh hại hoa hồng

Sâu bệnh của hoa hồng thường ở các loại nấm cây, phát triển cực nhanh dẫn cây nhanh chóng bị chết, cần quan sát khi các bạn ngắm hoa và chơi hoa. Ngoài ra nhện đỏ, nhện trắng , bọ trĩ, sâu ăn là, ốc sên… cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường.

Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp, dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần đến những nơi tư vấn bán thuốc bảo vệ thực vật loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Bệnh phấn trắng

Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh bị phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lượng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều lượng 1 lít/ ha

Bệnh đốm đen

Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.

Bệnh gỉ sắt

Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy và dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.

Bệnh dệp vẩy nến

Nguyên nhân gây bệnh

Cây hoa hồng trồng ở nơi thiếu nắng, cây được tưới nước quá nhiều hoặc không khí ẩm quá lâu thường là nguyên nhân gây bệnh này.

Cách chữa trị là đầu tiên các bạn phải cách ly cây với các cây hoa hồng khác hoặc với các cây leo khác nếu có thể. Nếu bệnh này để quá lâu thì rệp sẽ ăn hết diệp lục của cây làm cây không phát triển được và chết.

Đầu tiên các bạn lấy bìa cactoong hoặc nhựa cứng cạo nhẹ nhàng tất cả các rệp đó ở từng vị trí (chú ý cạo hết tất cả các nơi có rệp nếu ko nó lại đẻ và sinh sôi ra). Khi cạo các bạn nhớ hứng lấy hết rệp sâu bệnh đó rồi đốt đi không con rệp đó lại sinh sôi lây lan ra các cây khác

Đồng thời các bạn mua thuốc rệp vảy nến phun trừ cho toàn bộ cây hồng bị bệnh và cả các cây hoa hồng khác nếu có theo hướng dẫn trên bao bì

Với bệnh này các bạn làm càng sớm càng tốt để cây không bị ảnh hưởng, nặng thêm gây chết cây rất tiếc.

 Bệnh héo Verticillium.

Trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên hoa bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa.

Bệnh hại nặng trong mùa hè khi thời tiết bị khô hạn, hoa hồng trồng ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong nhà kính.

– Nguyên nhân: do nấm Verticillium albo-atrum Berth, bào tử đính là một tế bào trong suốt có dạng hình cầu được đính trên các cành bào tử phân sinh. Nấm này truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.

– Phòng trừ: do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin… Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn.

Ngăn ngừa sâu bệnh để có những hoa hồng chậu đẹp trang trí

Ngăn ngừa sâu bệnh để có những hoa hồng chậu đẹp trang trí

Đặt hồng chậu đâu cho đẹp, cho sang

Khi gặp căng thẳng mệt mỏi, bạn chỉ cần ngồi yên một chỗ ngắm hoa, hoặc chăm sóc hoa như tỉa cành, tưới nước, bỏ bớt lá úa… sẽ khiến lòng mình dịu lại, những bộn bề lo toan được xếp sang một bên. Còn khi bạn thảnh thơi, thời gian chăm sóc hoa sẽ khiến cuộc sống bạn thăng hoa, hạnh phúc vẹn tròn.

Sẽ càng tuyệt vời hơn nếu nhà bạn có khoảng sân vườn rộng rãi, thiết kế một giàn treo nhỏ ở góc vườn, treo những chậu hoa Ngàn Chuông ngập màu sắc, bên dưới là những khóm Hồng cùng vườn Cúc Hoạ Mi… tạo thành một khu vườn nhỏ tô điểm cho ngôi nhà xinh xắn của gia đình bạn.

Vị trí để hoa hồng chậu đẹp trang trí không gian sống

Vị trí để hoa hồng chậu đẹp trang trí không gian sống

Hãy thử tưởng tượng ban công nhà bạn được trồng bởi những chậu hồng nhiều màu sắc, xen kẽ là những khóm lá Dương Xỉ xanh mát, và những chậu Ngàn Chuông treo đong đưa trong gió. Vào mỗi buổi sáng cuối tuần, bạn pha ly cà phê ấm thơm phức, mở thêm nhạc không lời nhẹ nhàng và ngồi đọc sách… bạn sẽ cảm nhận được không gian lắng đọng và thời gian quanh mình như ngừng lại, qua đó đập tan những xô bồ của cuộc sống trong 1 ngày vừa qua.

Một chậu Hồng đặt ở phòng khách, bàn ăn hay gian bếp, ban công sẽ làm không gian nhà trở nên sống động, bay bổng, làm điểm nhấn dịu dàng che mờ đi nét khô cứng của bê tông và những bức tường ngăn cách.

Vị trí để hoa hồng chậu đẹp trang trí không gian sống

Không chỉ trang trí hoa tại gia đình, Hồng chậu cũng rất phù hợp để đặt tại bàn làm việc. Chậu hoa được thiết kế vừa đủ cho không gian công sở, hay bạn có thể trồng ra chậu sứ, thêm các loại lá như Dương Xỉ, Sen đá, lá Gấm… để chậu hoa thêm sinh động và dễ thương. Vừa làm vừa ngắm hoa, chắc rằng hiệu quả công việc của gia chủ sẽ tăng theo cấp số nhân.

Chúc bạn trồng được hồng chậu trang trí cho không gian sống của bạn nhé!

Bài viết liên quan :>>

Gợi ý cho bàn làm việc thêm xanh với cây trồng trong nước

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo đẹp quanh năm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng

Cây lộc vừng cảnh mang đến tài lộc

Những loại cây cảnh dễ trồng không thể bỏ qua