Trồng lan hồ điệp bằng gì? 5 loại giá thể trồng lan hồ điệp phổ biến

Có nhiều loại giá thể để trồng lan hồ điệp phổ biến như: xơ dừa, dớn, rêu, vỏ cây thông..., tùy vào điều kiện riêng biệt mà bạn có thể lựa chọn loại giá thể cho phù hợp. Giá thể tốt nhất mang đến sự phát triển thuận lợi cho lan hồ điệp. Cùng tham khảo 5 loại giá thể trồng lan hồ điệp phổ biến nhé.

 

trồng lan hồ điệp bằng gì? 5 loại giá thể trồng lan hiệu quả phổ biến

Than củi – thần dược trồng lan hồ điệp

Than dung trồng lan hồ điệp phải đốt từ củi. Ưu điểm khi sử dụng than trồng lan hồ điệp là 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho mọi loại cây lớn nhỏ. Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than củi đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Nhược điểm than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước để giá thể không bị mặn.

Đầu tiên, phần than củi, bạn để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu), sau đó cho vào 1 lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu rồi cho cây đứng với tư thế mong muốn. Tiếp đến cần cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng sau đó tưới nước luôn cho cây.

Giá thể trồng lan bằng than củi khá phổ biến

Giá thể trồng lan bằng than củi khá phổ biến

Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn… xung quanh.

Trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống ra hoa quanh năm. Mùa hoa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.

Trồng lan bằng trái dừa khô

Trái dừa được sử dụng để trồng Lan Hồ Điệp như: gáo dừa, vỏ dừa khô nguyên trái, vỏ dừa khô chặt khúc nhỏ nhiều kích cỡ, trong vỏ dừa khô khi được sử lý tạo ra xơ dừa và cám dừa. Tất cả chúng đều có thể sử dụng trong việc trồng Lan.

Dừa khô là nguyên liệu phổ biến, rẻ, rất cần trong thành phần giá thể nuôi trồng lan.

Gáo dừa được sử dụng để làm chậu, trái dừa khô có thể dung làm chậu kiêm luôn chất trồng cho Lan

Vỏ dừa miếng lớn dùng để ghép lan lên hay ép 2 miếng lại tạo thành bầu trồng Lan, vỏ dừa chặt khúc nhỏ dùng để là chất trồng cho Lan.

Trồng lan hồ điệp bằng dừa khô

Trồng lan hồ điệp bằng dừa khô

Trồng Lan Hồ Điệp bằng xơ dừa, vỏ dừa,… có nhược điểm chung là dễ mọc rêu, bị mục nát. Xơ dừa, vỏ dừa cục lại mau khô và nhẹ cho nên cây trong chậu hay bị đổ. Do vậy khi dùng xơ dừa trồng trong chậu phải chú ý chế độ tưới nước. Cần chú ý các loại xơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được.

Công dụng của xơ dừa khô

Chống nóng: Một lớp phủ lên bề mặt đất sẽ tạo nên một lớp cách nhiệt giúp cho nhiệt độ bên dưới luôn mát mẻ. Ngoài ra hạn chế việc thoát hơi nước trong đất giúp cho cây trồng không bị héo vì mất nước.

Làm đất tơi xốp: Trộn vụn xơ dừa với đất làm cho đất tơi, xốp hơn, không bị vón cục, làm cho đất thêm thông thoáng hơn giúp cây phát triển tốt.

Kích thích sự phát triển của rễ: Vì sẽ duy trì độ ẩm cho đất và xơ dừa còn có rất nhiều chất dinh dưỡng do đó sẽ kích thích rễ cây phát triển nhanh hơn.

Xem thêm:>> Các loại lan rừng đẹp dễ trồng hiện nay

Giá thể trồng lan bằng dớn trắng

Đây là sợi của thân và rễ cây dương xỉ, dớn không bao giờ bị rêu đóng , còn hút ẩm rất tốt, tuy nhiên nếu chỉ trồng riêng dớn thì chậu lan cũng không có độ thoáng.. Không nên lấy dớn quá vụn vì dễ bị mục nát, gây bí, không thoát nước ở chậu lan.

Dớn trắng có nhiều ưu điểm thích hợp cho việc trồng lan, được nhiều nước trên thế giới sử dụng, nhất là dùng trồng lan hồ điệp. Là một loại rêu thủy tiễn (Sphagnum sp.), mọc ở vùng đầm lầy ẩm ướt, vùng lạnh hay núi cao, dớn trắng có khả năng giữ nước và độ bền cao (lâu mục) nên tiết kiệm được thời gian tưới và thay giá thể trồng, tách hay thay chậu dễ dàng.

Dớn trắng mềm, có tính sát khuẩn cao nên góp phần hạn chế nấm bệnh giúp cho bộ rễ lan phát triển. Hiện có nhiều nơi cung cấp dớn trắng như Trung Quốc, Đài Loan, New Zealand, Chile... Được đánh giá tốt là dớn New Zealand và Chile nhưng giá đắt hơn dớn Trung Quốc và Đài Loan (cọng dớn không đẹp nhưng chất lượng khá tốt). Đài Loan, Trung Quốc trồng được dớn cung cấp cho các vườn lan. Ở Việt Nam cũng có dớn trắng, chủ yếu từ cây mọc hoang nên chất lượng không cao (dễ mục, sợi dớn ngắn và đen).

Giá thể trồng lan bằng dớn trắng

Giá thể trồng lan bằng dớn trắng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia trồng lan, dớn trắng chỉ thích hợp cho trồng lan công nghiệp tiết kiệm tưới (nhà trồng lan có che mưa tốt, tưới phun sương, trồng trong các chậu ít có lỗ thoát nước) hoặc trồng các loại lan con, loài lan ưa ẩm nhưng không thích tưới nước nhiều. Nếu trồng lan hồ điệp bằng dớn trắng ở nơi ẩm, thiếu ánh sáng, tưới nhiều nước sẽ rất dễ thối rễ.

Khi chuẩn bị xong chậu, dớn trắng thì cho cây lan vào chậu, lấy dớn trắng quấn kín rễ, nhét xung quanh cây thật chặt. Gốc cây lan phải thấp hơn miệng chậu khoảng 1 cm và phần dớn ngang gốc lan. Nên giữ nhiệt độ trong nhà ở mức 230C (không được thấp hơn 200C), có hệ thống thông gió tốt, độ ẩm thích hợp. Trong giai đoạn đầu của cây lan hồ điệp, giảm 80 - 90% lượng ánh sáng bình thường vào mùa hè và 60 - 70% vào mùa đông. Sau trồng khoảng 1 tháng bón thêm phân NPK (30 - 10 - 10), pha với nồng độ 30 - 40 mg/1 lít nước, cách 7 - 10 ngày phun/lần. Do dớn còn ẩm nên 7 - 10 ngày đầu tưới phun sương, sau đó mới tưới gốc.

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp bằng rêu

Cũng giống như dớn, rêu là loại chất trồng khá được ưa chuộng, nhất là rêu sphagnum moss. Hiện nay, rêu được sản xuất từ nhiều quốc gia, trong đó, chất lượng nhất phải kể đến rêu của New Zeland, Trung Hoa,… Còn rêu của Canada hay các quốc gia khác không được đánh giá cao do sử dụng phẩm chất không tốt. Dưới đây là 5 lưu ý khi sử dụng rêu để trồng lan

Thứ nhất, rêu được khuyến khích sử dụng trong các chậu trồng nhỏ, kích thước 4 - 10 phân. Khi sử dụng rêu hoàn toàn để trồng lan, định kỳ 1 năm thay mới 1 lần. Trước khi sử dụng, nên ngâm rêu trong nước 24 giờ để khử sạch. Tuyệt đối không nén chặt rêu trong chậu vì sẽ gây nên tình trạng bí bách, tốt nhất nên cho hột móp (peanut foam) vào đáy chậu rồi mối phủ rêu bên trên để tạo độ thông thoáng. 

kỹ thuật trồng lan hồ điệp bằng rêu

kỹ thuật trồng lan hồ điệp bằng rêu

Thứ hai, trong trường hợp không cho rêu vào chậu mà phủ rêu lên miếng gỗ hay vỏ cây để trồng lan thì phải gia tăng tần suất tưới nước (khoảng 2 - 3 ngày 1 lần). 

Thứ ba, những giống lan rễ nhỏ như Coelogyne, Phalaenopsis, Paphiopedilum, Masdevalia,… khi trồng với rêu thì rễ thường mọc lẫn vào trong rêu nên rất khó thay chậu. Vì thế, nên tạo hỗn hợp trồng gồm 3 phần rêu cắt vụn, 3 phần rễ dương sỉ, 3 phần than, 1 phần perlite để thuận tiện cho việc thay chậu sau này.

Thứ tư, với những giống lan như Dendrobium (không ưa đụng rễ) hay Vanda, Aerides (không ưa ẩm ướt) thì không nên sử dụng rêu để làm chất trồng. 

Cuối cùngkhi sử dụng rêu làm chất trồng lan hồ điệp, yêu cầu chậu trồng phải thông thoáng, nhiều lỗ để tránh tình trạng ngập úng khi tưới nước. Chỉ tưới nước khi thấy bề mặt rêu đã khô. Mỗi tuần tưới nước 1 lần, mỗi lần tưới thật đẫm.

Sau khi lan ra hoa và hoa tàn, nên rút cây ra khỏi chậu, nếu thấy rêu màu trắng thì còn sử dụng được, nếu rêu đã ngả sang màu nâu thì phải thay mới. Nhìn chung, với rêu thì mỗi năm nên thay mới 1 lần (kết hợp với thay chậu) để đảm bảo lan không bị nhiễm bệnh và sinh trưởng tốt.

Giá thể trồng lan bằng vỏ cây

Vỏ cây được sử dụng nhiều trong giá thể trồng lan, có rất nhiều vỏ cây có thể làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại cây nào lâu mục. Vỏ cây cũng là môi trường thích hợp cho một số loại sâu bệnh hại rễ lan sinh sống, do vậy trồng lan bằng vỏ cây cần phải quan sát tình trạng của vỏ cây để thay chậu. Trong các loại vỏ cây thì vỏ thông là loại vỏ cây thích hợp nhất cho trồng lan vì trong vỏ thông có chất resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và ít các mầm bệnh gây hại.

Giá thể trồng lan bằng vỏ cây

Giá thể trồng lan bằng vỏ cây

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:>>

Một số cách nhân giống lan hồ điệp đơn giản 

Khám phá vẻ đẹp của các loài hoa lan vũ nữ 

Cách trồng lan hồ điệp bằng than củi đơn giản tại nhà

Cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp tươi lâu

Hướng dẫn trồng lan hồ điệp