Do sự quý hiếm, vẻ đẹp độc đáo, mùi thơm dễ chịu cùng đặc tính hiếm có mà những giống lan rừng Việt Nam như giả hạc, hoàng thảo kèn, đơn cam,... luôn được ưa chuộng dù có giá đắt đỏ như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu xem vẻ đẹp lạ độc của loại lan rừng Việt Nam đắt đỏ này nhé!
Đặc tính hiếm có ở lan rừng Việt Nam
Tuy đều là các loại lan rừng thường gặp nhưng mỗi giống lan sẽ có những đặc điểm về điều kiện sinh thái khác nhau, cũng có một số giống lan có khả năng thích nghi với nhiều môi trường sống. Lan sẽ sinh sống và phát triển tại những vùng có điều kiện thích hợp với mình. Tại các khu rừng Việt Nam có rất nhiều giống lan quý hiếm của thế giới, tuy nhiên chúng vẫn chưa được khai thác, bảo vệ và quản lý một cách phù hợp. Chẳng hạn như lan hài Paphiopedilum delenatii là một giống lan đẹp và rất hiếm, nó có ở rừng Việt Nam nhưng chúng ta vẫn chưa có biện pháp khai thác chúng hợp lý.
Tại các tỉnh miền Nam có khoảng 500 loài lan chưa kể những loài chưa phát hiện hết, điều này cho thấy Việt Nam là nước có trữ lượng lan rừng lớn nhất trên thế giới. Chúng cũng rất đa dạng về màu sắc, từ những gam màu đậm, nhạt, trắng, cam, vàng, đỏ, hồng… mang đến cho hoa lan vẻ đẹp và sức cuốn hút đến mê hồn. Có thể thấy giống lan thạch hộc hay Dendrobium crumennatum có màu trắng đặc trưng, còn với những giống lan kim điệp Dendrobium Capillipes sẽ có màu vàng tươi khác không lẫn vào đâu được.
Giống lan kim điệp Dendrobium Capillipes màu vàng
Sự đa dạng trong màu sắc của hoa phong lan rừng Việt Nam vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy mê hoặc với những ai yêu lan. Nếu chúng ta có phương pháp lai tạo hợp lý, đúng kỹ thuật chắc chắn sẽ tạo ra nhiều giống lan mới với các màu sắc đa dạng hơn rất nhiều.
Nếu xét về thời gian và độ bền nở của hoa thì chúng cũng rất khác nhau. Có loài nở rất lâu và kéo dài đến 2 tháng ví như mỹ dung, dạ hương, huyết nhung, hoàng lan, hồng lan… Tuy nhiên, cũng có những loài hoa của chúng chỉ trụ được trong khoảng 1 – 2 tuần như long tu, kim điệp, đuôi cáo, ngọc điểm… Và bạn có biết cũng có loài hoa lan thời gian nở hoa của chúng chỉ có 1 ngày hay không.
Kích thước hoa lan rừng Việt Nam rất đa dạng, tùy theo từng giống loài sẽ có kích thước tương ứng. Chẳng hạn như giống lan Eria có kích thước rất nhỏ, những loài trung bình cũng chỉ lớn hơn 10cm như hạc đĩnh, huyết nhung, mỹ dung hoặc dạ hương.
Giống lan rừng Việt Nam Eria
Hương thơm chính là đặc trưng của các giống lan rừng Việt Nam, mùi thơm cuốn hút hơn nhiều so với những giống lan lai. Nhiều loài có mùi thơm bay rất xa như mỹ dung, dạ hương, hạc đĩnh, đuôi cáo, ngọc điểm…
Lan rừng mọc, sinh trưởng tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai mùa mưa nắng một cách rõ rệt, điều này tác động không nhỏ đến việc ra hoa của lan. Mỗi năm chúng chỉ ra hoa một lần, chỉ có loài thạch hộc là nở hoa bất kỳ mùa nào trong năm. Thời điểm lan rừng ra hoa là vào tháng 2, tháng 4 hoặc tháng 7, 8.
Một vài loại lan rừng Việt Nam đắt đỏ được ưa chuộng hiện nay
Lan kim tuyến Sapa
Tên Việt Nam: Kim tuyến Sapa
Tên Latin: Anoectochilus chapaensis
Đặc điểm: Ra hoa tháng 10-12, Tái sinh bằng chồi và hạt, mọc rải rác trong rừng nơi bóng mát, ở độ cao 1500 - 1800m.
Phân bố: Trong nước: Lào Cai (Sapa), Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã).
Lan hành Averynov
Tên Việt Nam: Lan Hành Averyanov
Tên Latin: Bulbophyllum averyanovii
Đặc điểm: Sống bám trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới, ở độ cao khoảng 600 - 900m.
Phân bố: Loài đặc hữu rất hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp được ở điểm lấy mẫu thuộc tỉnh Gia Lai (Chư Pah: Gia Lu).
Lan Hoàng thảo Gia Lu
Tên Việt Nam: Lan Hoàng thảo Gia Lu
Tên Latin: Dendrobium nobile var. alboluteum
Đặc điểm: Ra hoa vào tháng 9-10, tái sinh bằng chồi và hạt, mọc bám trên các thân cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200m.
Phân bố: Mới thấy ở Gia Lai.
Lan Hoàng thảo Tam Đảo
Tên Latin: Dendrobium daoense
Đặc điểm: Ra hoa vào tháng 4-6, tái sinh sinh bằng chồi và hạt, mọc bám trên các hân cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 900-1200m
Phân bố: Trong nước: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Lan hoàng thảo ý thảo
Tên Latin: Dendrobium gratiosissimum
Đặc điểm: Sống bám trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới, ở độ cao khoảng 1500m.
Phân bố: Trong nước: Quảng Trị, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng.
Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào.
Lan Kiến cò praetermiss
Tên Latin: Habenaria praetermissa
Đặc điểm: Ra hoa tháng 10, tái sinh bằng chồi và hạt, mọc rải rác trong rừng, độ cao ở 100-200m.
Phân bố: Trong nước: Hà Nam.
Thế giới: Trung Quốc.
Lan thanh đạm
Tên Latin: Coelogyne eberhardtii
Đặc điểm: Tái sinh bằng chồi và hạt, bám trên các cây gỗ trong rừng thưa, rừng thông, ở độ cao 1400 - 2150m.
Phân bố: Mới tìm thấy ở Lâm Đồng.
Có thể bạn quan tâm:>>
Khám phá vẻ đẹp mới lạ của hồ điệp mãn thiên hồng
Cửa hàng hoa lan hồ điệp uy tín giá rẻ nhất Sài Gòn
Gợi ý những mẫu hoa lan sinh nhật đẹp sang trọng nhất