Lan trầm tím - cách trồng và kỹ thuật chăm sóc

Phong Lan trầm tím là một trong những loại lan được giới chơi lan ưa thích nhất. Lan Trầm tím là một loài hoa quý hiếm có giá trị kinh tế cao bởi nét đẹp quyến rũ và luôn rực rỡ. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan trầm tím  có hơi phức tạp nhưng nếu trang bị kiến thức đầy đủ sẽ trở nên đơn giản. Mời bạn đọc tham khảo cách trồng và kỹ thuật chăm sóc lan trầm tím của hoalan360 nhé!

 

Phong lan trầm tím- cách trồng và chắm sóc

Phong trầm tím và những đặc điểm nổi bật

Lan trầm tím rừng, danh pháp khoa học là Dendrobium Nestor, là loài hoa lai tạo. Thế hệ bố mẹ của lan trầm tím rừng chính là hai loài lan Phi Điệp hay còn gọi là Giả Hạc (danh pháp khoa học là Dendrobium Anosmum) và cây Hoàng Thảo kèn hay còn gọi là (Dendrobium Parishii). Cha đẻ của loài hoa này chính là Veitch. Năm 1893, ông đã dày công nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm nổi trội của Phi Điệp và Hoàng thảo kèn để tạo ra đời con F1 chính là phong lan trầm tím ngày nay.

Đặc điểm nổi bật của phong lan trầm tím

Đặc điểm nổi bật của phong lan trầm tím

Chính vì thừa hưởng gen trội từ đời bố và mẹ, nên con lai F1 lan trầm thường có màu tím cho nên mọi người hay gọi nó là hoa phong lan trầm tím. Bên cạnh sắc tím huyền bí, hoa phong lan trầm rừng còn có những đặc tính vượt trội hơn cả cây bố và mẹ. Điển hình như thân cây hoa không quá dài nhưng rất chắc chắn và khoẻ mạnh. Loài hoa này dễ thích nghi với môi trường sống và có tốc độ sinh trưởng phát triển khá tốt. Ngoài ra, sức hấp dẫn lớn nhất của phong lan trầm tím đối với người yêu hoa chính là hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, tạo ra một cảm giác thư giãn, khoan khoái. Những ai đã từng tiếp xúc với loài hoa này một lần chắc chắn sẽ không bao giờ quên được mùi hương độc đáo đó.

Vấn đề khác nữa được đặt ra chính là cách phân biệt hoa lan trầm rừng. Khi loài hoa này là con lai thì chúng rất giống với bố mẹ chính là lan Phi Điệp và Hòang thảo kèn, gây ra rất nhiều sự nhầm lẫn với chúng ta. Vậy làm sao để phân biệt chúng? Trước tiên là sự khác nhau giữa hình thức bên ngoài. Nếu loài Hoàng thảo kèn và lan Phi Điệp có dạng thân thòng và dài trung bình khoảng 1,2m thì lan trầm rừng lại khá ngắn chỉ từ 30 – 40cm, thân chắc chắn, mập mạp. Còn nữa, hoa của Lan trầm rừng có màu tím sẫm và hương thơm đậm hơn so với hai loài còn lại. Sức sống của loài hoa này cũng mạnh mẽ hơn do được di truyền gen trội từ hai loài kia. Chính vì thế cách trồng và chăm sóc lan trầm tím cũng đơn giản hơn nhiều.

Cách trồng lan trầm tím

Về cơ bản kỹ thuật trồng lan trầm tím hàng công nghiệp không khác so với hàng rừng là mấy nhưng có một vài điều cần lưu ý khi trồng lan trầm tím hàng công nghiệp để cây thích nghi với điều kiện vườn nhà như sau: 

Vấn đề về nước mưa: Khi mua lan trầm tím từ những nhà vườn trồng công nghiệp thì cần để ý xem họ có nilon che mưa hay không và khi về vườn nhà mình thì có nilon che mưa hay không. Nếu họ có mà vườn nhà mình không có thì trong thời gian đầu đặc biệt phải chú ý phun trừ nầm cho cây khi có đợt mưa kéo dài rồi từ từ ta phun loãng ra để cây thích nghi dần với nước mưa. 

Vấn đề về giá thể: Lan trầm tím giống trồng công nghiệp thường có giá thể là rêu khi về vườn nhà cần xem xét xem giá thể ở vườn nhà mình chủ yếu là gì và tưới theo phương pháp tưới thủ công bằng tay hay hệ thống tưới tự động để từ đó có những biện pháp như thay giá thể hoặc điều tiết chế độ nước sao cho phù hợp với chế độ nước của cây lan trầm tím. 

Vấn đề phân thuốc: trồng lan trầm tím theo phương thức trồng công nghiệp phải phun phân và thuốc trừ nấm, bệnh cho cây là điều đương nhiên.  Nhưng khi về vườn nhà mình cây có được ăn phân thuốc đều hay không. Điều này cần lưu ý, nếu cây đang trong mùa phát triển thì ta cần tiếp tục chăm sóc cây với chế độ phân thuốc đều đều để cây phát triển tốt, còn với cây khi mua đang trong mùa nghỉ thì vấn đề duy trì này không quan trọng lắm, vì cây mẹ đã được tích đủ dinh dưỡng chỉ chờ mầm năm sau mọc ra ta chăm sóc sao thì chồi trầm tím non nó lên vậy.

cách trồng lan trầm tím

Cây trầm tím rừng ghép vào mùa nghỉ thời điểm ghép sau Tết Nguyên Đán

cách trồng lan trầm tím

Cây trầm tím bắt đầu ra mầm mới khi mưa xuân với tiết trời ấm lên

cách trồng lan trầm tím

Hoa đã nở đúng mùa cùng với những mầm mới vươn lên cho mùa hoa năm sau

Kỹ thuật chăm sóc lan trầm tím

 Để tiết kiệm được  thời gian và giảm thiểu khó khăn trong việc thuần dưỡng, những ai yêu thích phong lan trầm tím thường lựa chọn những giò hoa đang phát triển tốt ở các nhà vườn mua về và chỉ việc chăm sóc nó để cây khỏe mạnh và ra hoa đúng dịp tết đến xuân về.

Về cách chăm sóc phong lan trầm tím thì đều phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản là ánh sáng, độ thông gió, độ ẩm, nước và phân bón, sâu bệnh.

Ánh sáng

Phong Lan trầm tím không phải là dòng ưa sáng vì vậy, cây cần được đặt ở nơi có ánh sáng vừa đử khoảng 60-70 % là hợp lý nhất, nếu ánh sáng yếu quá cây sẽ bị bệnh hoặc không ra hoa còn nếu tiếp xúc trực tiếp với anh nắng thì cây sẽ bị cháy lá.

Gió và độ thoáng.

Gió và độ thoáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bị bệnh bởi đây là cây ưa thoáng và ráo, nếu cây trồng trong môi trường bí khí cây sẽ khó phát triển và dễ bị bệnh.

Độ ẩm.    

 Độ ẩm là một trong những yếu tố tác động trược tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lan trầm tím.  độ ẩm cần được ổn định, tốt nhất là khoảng 50 đến 60%. Ngoài ra, để cây phát triển tốt nên sử dụng phân bọn hữu cơ để tưới thường xuyên, đặc biệt trong mùa hanh khô và mùa hè và để đảm bảo độ ẩm trong thời gian này thì tốt nhất nên tưới nhiều lần trong ngày ( khoảng 2, 3 lần là vừa đủ)

Bạn cũng có thể đặt mua các loại lan hoặc hoa lan hồ điệp tại các mạng xã hội facebook, Mạng xã hội Vitae, Twiter...hoặc gọi ngay 0936652727 để được hướng dẫn

Có thể bạn quan tâm :>>