[KHÁM PHÁ] Tên gọi mai chiếu thủy, đặc điểm và cách phân biệt

Mai chiếu thủy có màu sắc tinh khôi mang theo hương thơm nhẹ nhàng thoang thoảng. Cây mai chiếu thủy được nhiều người trồng làm cây bonsai tạo dáng vô cùng đẹp mắt. Trong phong thủy trồng cây mai chiếu thủy bonsai mang đến nhiều may mắn cho gia chủ. Vậy cây mai chiếu thủy có bao nhiêu loại? Phân biệt chúng như thế nào. Hãy theo dõi bài viết Hoalan360 chia sẻ dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về hoa mai chiếu thủy bạn nhé!

 

Tìm hiểu về loài hoa mai chiếu thủy

Tìm hiểu về loài hoa mai chiếu thủy

Nguồn gốc tên gọi, đặc điểm mai chiếu thủy

Tên gọi mai chiếu thủy

Hoa có tên gọi là mai chiếu thủy bởi vì quán tính nở hoa của mai chiếu thủy là luôn hướng xuống mặt đất nên gọi là chiếu thủy. Còn được gọi là hoa mai vì hoa có 5 cánh nhìn rất giống hoa mai nên được gọi là hoa mai chiếu thủy.

Dáng bông hoa mai chiếu thủy khi nở

Dáng bông hoa mai chiếu thủy khi nở

Cây mai chiếu thủy có tên khoa học là Wrightia religiosa Hook.f. Được phát hiện ở miền Đông Dương. Trồng mai chiếu thủy bonsai rất dễ chăm sóc, ra hoa thường xuyên và có mùi thơm thoang thoảng dịu nhẹ nên được ưa chuộng làm cây mai chiếu thủy bonsai trồng trong sân vườn nhà rất quang đãng.

Đặc điểm cây chiếu thủy

Cành lá mọc theo kiểu đơn lẻ, lá cây hình trái xoan dài dần và không có cuống mọc đối xứng nhau. Hoa mai chiếu thủy có cuống hoa dài màu trắng, mẫu hoa và đài nhỏ, cánh tràng và thùy, nhị hoa có lần lượt 5 cánh trên mỗi bông. Quả mai chiếu thủy mọc ra từ mỗi bông hoa mai chiếu thủy, có khía dọc rộng 3cm, dài 11cm.

Hình ảnh bông hoa mai chiếu thủy

Hình ảnh bông hoa mai chiếu thủy

Thân cây mai chiếu thủy có những nốt sần gỗ thân bụi, thân có nhiều dạng màu như thân trắng hay xám đen, dù là màu gì thì thân cây mai chiếu thủy cũng là loại thân xù xì nhỏ và phân cành nhiều, mỗi năm khoảng 4 đợt ra cành. Tùy vùng miền Bắc Nam mà thân cây mai chiếu thủy bonsai cho ra nhiều hay ít, bởi vì miền Nam nắng nóng nên cây ra đọt liên tục và nhiều hơn khí hậu ở Bắc.

Đặc điểm cây mai chiếu thủy

Đặc điểm có ở cây mai chiếu thủy

Rễ cây mai chiếu thủy được chia thành 2 loại là rễ ngang và rễ đứng. Rễ ngang với rễ con mọc từ các mầm phụ trên cây có nhiệm vụ hút nước và các chất dinh dưỡng đi nuôi cây từ độ sau tối đa 100cm và được phân bố song song với đất. Rễ đứng với rễ cái mọc ra từ phôi rễ ở hạt mang nhiệm vụ giúp cây đứng vững, ngoài ra còn huy động những chất dinh dưỡng ở những nơi đất sâu nhất của cây để nuôi thân.

Phân biệt các loại hoa mai chiếu thủy

Do hiện nay công nghệ nhà vườn ngày càng được nâng cao về đột biến gen nên người ta cho lai tạo nhiều nên có nhiều loại hoa mai chiếu thủy khác nhau. Nhưng về cơ bản cây mai chiếu thủy có 3 loại là mai lá lớn, lá trung và lá kim. Ngoài ra do yếu tố thổ nhưỡng đặc biệt nên trồng được các loại cây như kim thanh mai, thanh mai hay mai lá tứ,..

:>> Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc lan đai châu ra hoa đẹp

1.Cây mai chiếu thủy lá lớn

Cây hoa mai chiếu thủy lá lớn có hoa màu trắng mọc trên cọng dài nối thành chùm hoa. Hoa mai chiếu thủy lá lớn có 5 cánh hoa, lá dài, lá tròn hay có loại lá rũ 20 cánh, có loại lại lá thẳng 20 cánh đều. Mai chiếu thủy lá lớn có các loại da trắng, da đen, da xanh hay da vàng. Mai chiếu thủy lá lớn còn được gọi là mai chiếu thổ vì đặc điểm rũ xuống mặt đất của nó.

Cây mai chiếu thủy lá lớn

Cây mai chiếu thủy lá lớn

2.Mai chiếu thủy lá trung

Loại này chia thành 2 kiểu dáng là nu sọ khỉ hay nu gò công và mai chiếu thủy thanh mai.

Mai chiếu thủy nu sọ khỉ (nu gò công) theo nhà văn Sơn Nam xác định có nguồn gốc từ vùng Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Một số địa phương cũng có thể trồng loại nu sọ khỉ này nhưng do yếu tố thổ nhưỡng mà cho ra da màu đen. Giống hoa này được dân sành cây bonsai ưa thích và còn được mang đến buổi hội thảo của trường đại học nổi tiếng, được Trung Ương Hội Sinh Vật cảnh Việt Nam công nhận với đặc điểm là các vết u sần rất có giá trị.

Mai chiếu thủy nu sọ khỉ

Mai chiếu thủy nu sọ khỉ có giá trị cao

Mai chiếu thủy thanh mai có đặc điểm với thân hơi tròn nhỏ màu xanh tím, lá hình bầu dục mọc thành 2 hàng thẳng đối xứng, ít nu chạy dọc mạn sườn thân với nách lá thưa thớt. Bông mai chiếu thủy thanh mai lớn nhưng ra hoa khá ít.

Phân biệt lá mai chiếu thủy thanh mai

Phân biệt lá mai chiếu thủy thanh mai

3.Mai chiếu thủy lá kim

Với ba kiểu dáng là mai chiếu thủy kim lá tứ, lá kim giòn hay kim thanh mai.

Kim thanh mai với mai chiếu thủy thanh mai là 2 loại khác nhau. Loại kim thanh mai có thân xù xì, dưới gốc mọc những mầm non khá nhiều nên gốc không to và lá cây cũng rất nhỏ.Đây là loại mai chiếu thủy mini phù hợp làm cây bonsai có vỏ cây màu trắng hoặc đen xám.

Hình ảnh cây mai chiếu thủy kim thanh mai

Hình ảnh cây mai chiếu thủy kim thanh mai

Mai chiếu thủy kim giòn rất siêng ra hoa nhưng thân cây lại khó uốn làm cảnh hay cây bonsai. Lá kim giòn ngả vàng và đuôi lá hơi nhọn. Sở dĩ cây có tên kim giòn vì giống này khi bẻ gãy rất giòn và cảm giác đã tay.

Chậu mai chiếu thủy kim giòn

Chậu mai chiếu thủy kim giòn

Mai chiếu thủy lá tứ có đuôi lá nhọn màu xanh nhạt mọc thành tứ phương nên gọi là lá tứ, bông mai lá tứ nhỏ nhưng lại nở nhiều, thân cây cao to và nhiều cạnh khiến dáng thân nhìn hơi vuông, Ở nơi mỗi vết cắt và nách lá của lá tứ thường mọc ra rất nhiều chồi nhỏ li ti.

Chậu mai chiếu thủy lá tứ bonsai

Chậu mai chiếu thủy lá tứ bonsai

Hình ảnh đẹp về cây mai chiếu thủy bonsai

Ảnh chậu mai chiếu thủy mini đẹp

Ảnh chậu mai chiếu thủy mini đẹp

Chậu mai chiếu thủy bonsai đẹp nhất

Chậu mai chiếu thủy bonsai đẹp nhất

Hình ảnh đẹp về cây mai chiếu thủy

Hình ảnh đẹp về cây mai chiếu thủy

Hình ảnh chậu mai chiếu thủy độc lạ

Hình ảnh chậu mai chiếu thủy độc lạ

Chậu hoa mai chiếu thủy bonsai hứng nắng đẹp

Chậu hoa mai chiếu thủy bonsai hứng nắng đẹp

Hình ảnh chậu mai chiếu thủy mini đẹp nhất

Hình ảnh chậu mai chiếu thủy mini đẹp nhất

Những lưu ý khi chăm sóc cây mai chiếu thủy

Hoa mai chiếu thủy ưa thích những vùng nóng ẩm, nhiệt độ khoảng 30 độ C sẽ sinh trưởng và chịu nhiệt khá tốt trong suốt vài tháng. Nhưng nếu trong điều kiện khí hậu quá lạnh dưới 10 độ C thì cây sẽ phát triển kém rõ rệt.

Cây mai chiếu thủy ưa nắng nhưng nếu ở trong môi trường nắng quá lâu sẽ khiến cây bị nám cháy lá. Đất trồng cây chiếu thủy không kén chọn, miễn không phải là đất chết và độ PH khoảng 5,5 – 6,5 để đất được thông thoáng và tơi xốp.

Cách tỉa cây mai chiếu thủy cần cắt cành nhánh cho gọn gàng, nên vừa cắt tỉa vừa định hình để tạo dáng tán cây theo hình dạng mong muốn. Nếu vào mùa mưa thì cần cắt tỉa 1 tháng 1 lần, còn trong mùa nắng thì chỉ cần độ 2 tháng 1 lần cắt tỉa tạo kiểu.

Chăm sóc hoa mai chiếu thủy cần duy trì độ ẩm và nước vừa đủ quanh năm để cây cho lá và hoa đúng mùa vụ.

:>> Tìm hiểu thêm về: Kỹ thuật chăm sóc hoa hoàng thảo kèn

CÔNG TY CP HOA LAN HỒ ĐIỆP - GIAO HOA 63 TỈNH THÀNH

Hotlines: 0936652727 - 0977 301 303

Email: info@hoa360.vn

Website: hoalan360.com